Giấy Phép Vào Phố Cấm Hà Nội 24h Mới Nhất

- Tin tức - Lượt xem:
Giấy phép vào phố cấm là loại giấy thông hành cho khách hàng khi vào một số tuyến phố đặc biệt tại Hà Nội nếu nhưng không có giấy này xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 nghìn đồng tùy mức độ vi phạm thậm chí nặng hơn. Vì thế hãy trang bị cho mình những giấy tờ cần thiết để an tâm di chuyển.

Bon bon vào phố, giấy tờ tôi lo 

Giấy Phép Vào Phố Cấm Hà Nội 24h 2022 Mới Nhất

Ngày 21/01/2013 UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND quy định về phạm vi, thời gian hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ và loại phương tiện giao thông hạn chế hoạt động tại một số khu vực, tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.

Theo đó, đối với các tuyến phố được quy định là phố cấm, các phương tiện giao thông được quy định cụ thể sẽ phải hoạt động theo giờ cụ thể và phải có giấy phép vào phố cấm theo quy định mới được phép đi vào. Ngoài ra, những con đường này sẽ được gắn biển báo và in phí sau khi giấy phép đường cấm đối với chủ phương tiện được thông quan.

Tại sao phải làm giấy phép phố cấm?

Giấy phép vào phố cấm là loại giấy thông hành cho khách hàng khi vào một số tuyến phố đặc biệt tại Hà Nội nếu nhưng không có giấy này xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 nghìn đồng tùy mức độ vi phạm thậm chí nặng hơn. Vì thế hãy trang bị cho mình những giấy tờ cần thiết để an tâm di chuyển.

Địa điểm nộp hồ sơ xin giấy phép ô tô tải đi vào phố cấm Hà Nội ở đâu?

Itruck Viet chúng tôi cung cấp một số địa điểm nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt và các Đội CSGT:

Cơ sở 1: Số 86 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội (4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ);

Cơ sở 2: Số 1234 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội( 8 quận, huyện: Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Sơn Tây, Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì);

Cơ sở 3: Số 2 Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội (5 quận, huyện: Long Biên Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh);

Cơ sở 4: Số 2 Nguyễn Khuyến, Hà Đông, Hà Nội (8 quận, huyện: Thanh Xuân, Hà Đông, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức);

Cơ sở 5: Số 5 Ngọc Hồi – Hoàng Mai – Hà Nội (8 quận, huyện: Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ:

Loại tối đa 90 ngày (tại trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt ở 86 Lý Thường Kiệt): Cấp giờ vào hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày lễ, tết).

Loại tối đa ba ngày (tại Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt các Đội CSGT): Cấp 24/24h các ngày trong tuần.

Dịch vụ xin giấy phép xe tải vào phố Hà Nội 2021 đang cung cấp hiện có.

Để tránh mất thời gian và tiền bạc đi lại cho những khách hàng ở xa xôi để nộp hồ sơ tại các cơ sở như đã nêu. Hiện nay Itruck Việt chúng tôi không chỉ có thế mạnh trong lĩnh vực cung cấp xe vận tải mà còn cả lĩnh vực tư vấn làm thủ tục và xin giấy phép lái xe ô tô vào các tuyến phố cấm. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Xin-vao-pho-cam

Giấy phép vào phố cấm

Quý khách hàng yên tâm sẽ có 1 dịch vụ trọn gói tiết kiệm tuyệt đối về thời gian cũng như chi phí cho việc tiến hành thủ tục xin giấy phép vào phố cấm. Khách hàng tư vấn xin giấy phép  ô tô vào phố cấm tại dịch vụ của chúng tôi sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ dịch vụ như:

  • Tư vấn hoàn toàn miễn phí những quy định của pháp luật về thủ tục cấp giấy phép lái xe ô tô vào phố cấm
  • Đại diện soạn hồ sơ và nộp hồ sơ cho khách hàng;
  • Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
  • Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng đúng thời hạn
  • Và sau tất cả khách hàng sẽ nhận được kết quả là Giấy phép ô tô vào phố cấm của Sở giao thông vận tải.

Quy định về làm hồ sơ giấy phép vào phố cấm

Với dịch vụ làm Giấy phép vào phố cấm nội thành TP. Hà Nội. Itruck Viet luôn nỗ lực để hỗ trợ quý khách tối đa về khâu chuẩn bị hồ sơ. Để làm Giấy phép vào phố cấm với chúng tôi, quý khách chỉ cần cung cấp các thông tin và giấy tờ theo quy định về giấy phép vào phố cấm như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép:
    • Đối với xe tư nhân thì đơn đề nghị theo mẫu niêm yết công khai
    • Đối với doanh nghiệp, cơ quan thì đơn đề nghị là công văn đề nghị cấp phép
    • Đối với trường hợp cơ quan, doanh nghiệp ủy quyền cho nhân viên, cán bộ đến liên hệ công tác thì sẽ là giấy giới thiệu.
  • Chứng minh nhân dân.
  • Đăng ký xe.
  • Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
  • Giấy phép kinh doanh vận tải.
  • Lệnh điều xe, hợp đồng vận chuyển và hóa đơn trả hàng (trong trường hợp nếu có).

Thủ tục xin giấy phép vào phố cấm

Thủ tục thủ tục xin giấy phép vào phố cấm được tóm tắt qua 2 bước như sau:

Bước 1: Cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải.

Bước 2: Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì làm thủ tục và cấp giấy phép vào đường cấm;

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.

Giá giấy phép vào phố cấm

Chỉ hơn 1 triệu đồng thay vì mỗi lần bị phạt xe vì những lí do ngớ ngẩn hãy là người tham gia giao thông thông minh mua ngay giấy phép với giá giấy phép vào phố cấm tại Itruck Viet bằng một chầu cà phê, cực rẻ, cực ưu đãi mà lại có võ bất ngờ.

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0907.017.699 hoặc chat ngay cho website để nhận câu trả lời từ những nhà CSKH tinh nhuệ nhất, am hiểu về luật pháp và trân trọng khách hàng nhất của chúng tôi!

Giay-phep-vao-pho-cam-ha-noi

Giờ cấm xe tải Hà Nội

i-Truck Việt – Kênh cộng đồng kết nối xe tải Việt nơi chia sẻ kiến thức mới nhất sản phẩm. Hướng dẫn lái xe an toàn. Cập nhập mới nhất dòng xe tải mới trên thị trường

Danh sách các tuyến phố cấm hoạt động trong thành phố Hà Nội

Theo Quyết định 06/2013/QĐ-UBND và Quyết định 24/2020/QĐ-UBND sửa đổi bổ xung Quyết định 06/2013/QĐ-UBND của UBND Thành Phố Hà Nội Quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phạm vi hạn chế hoạt động:

1. Phạm vi hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ được giới hạn từ phía bên trong đường bao trở vào trung tâm Thành phố của các đường sau: Đường Phạm Văn Đồng – Hồ Tùng Mậu (đoạn từ ngã tư Phạm Văn Đồng – Phạm Hùng đến ngã tư Hồ Tùng Mậu – Lê Đức Thọ) – Lê Đức Thọ – Lê Quang Đạo – Đại lộ Thăng Long (đoạn từ Lê Quang Đạo đến đường 70) – Đường 70 (đường Tây Mỗ; đoạn từ Đại Lộ Thăng Long đến đường 72) – Đường 72 (đường Hữu Hưng; đoạn giao đường 70 đến đường Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông) – Đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông) – Văn Khê – Phúc La – Cầu Bươu – Phan Trọng Tuệ – Ngọc Hồi (đoạn từ ngã ba Phan Trọng Tuệ đến ngã tư Pháp Vân) – Vành đai 3 (đoạn từ ngã tư Giải Phóng – Pháp Vân đến đường Nguyễn Văn Linh) – Nguyễn Văn Linh – cầu vượt nút giao Trung tâm quận Long Biên – đường Lý Sơn – cầu Đông Trù – Trường Sa – Hoàng Sa – Võ Văn Kiệt (đoạn từ ngã tư đường Hoàng Sa đến cầu Thăng Long) – cầu Thăng Long trở vào trung tâm Thành phố.

2. Đoạn đường các phương tiện giao thông đường bộ được hoạt động trong khu vực hạn chế:

a) Đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ cầu vượt nút giao Trung tâm quận Long Biên đến Nguyễn Sơn), Ngọc Lâm (đoạn từ ngã ba Ngọc Lâm – Nguyễn Văn Cừ đến ngã tư Ngọc Lâm – Ngô Gia Khảm), Ngô Gia Khảm, đường Bắc Thăng Long – Vực Dê, đường Cổ Linh, Đàm Quang Trung, Huỳnh Tấn Phát (đoạn từ đường Cổ Linh đến đường Nguyễn Văn Linh), Tam Trinh (đoạn từ chợ đầu mối Đền Lừ đến đường Vành đai 3), Đường Đại lộ Thăng Long (đoạn từ đường Phạm Hùng đến nút giao Đường 70);

b) Đường Vành đai 3 trên cao, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được phép hoạt động, trừ xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Các loại phương tiện giao thông thô sơ đường bộ; người đi bộ không được phép hoạt động trên đường Vành đai 3 trên cao;

c) Đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến (đoạn tiếp đất từ đường Vành đai 3 trên cao đi Đại Lộ Thăng Long và ngược lại) các phương tiện được phép hoạt động.

Các loại xe được phép hoạt động:

1. Các loại ô tô tải có trọng tải toàn bộ xe cho phép đến 1,50 tấn (không bao gồm xe bán tải ‘xe Pickup’, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950kg) chỉ được hoạt động ngoài giờ cao điểm trên các tuyến đường.

2. Các loại ô tô tải có trọng tải toàn bộ xe cho phép từ 1,50 tấn trở lên; xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ chỉ được hoạt động từ 21h00’ đến 6h00’ sáng ngày hôm sau trên các tuyến đường.”

3. Xe ô tô tải chở thực phẩm tươi sống, rau, quả, các xe chở thuốc và thiết bị y tế đến các cơ sở y tế có trọng tải toàn bộ xe cho phép đến 2,5 tấn, chỉ được hoạt động ngoài giờ cao điểm trên các tuyến đường.

4. Xe vận chuyển bưu gửi (thư, gói, kiện hàng hóa được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính) được phép hoạt động 24/24h hàng ngày; đối với xe vận chuyển bưu gửi của doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chỉ định thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng; cung ứng dịch vụ bưu chính công ích được phép dừng, đỗ tại điểm phục vụ bưu chính nhưng phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

5. Các loại xe ô tô chuyên dùng vận chuyển vật tư, thiết bị sửa chữa cầu, đường; vận chuyển rác, thu gom rác (trừ xe tham gia tổng vệ sinh phục vụ nhiệm vụ đột xuất), chỉ được hoạt động từ 19h30’ đến 06h00’ sáng hôm sau trên các tuyến đường. Các xe thu gom rác phải tập kết tại các vị trí đúng quy định.

6. Các loại xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng được phép hoạt động ngoài giờ cao điểm; trừ các loại xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái), xe ô tô vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc được phép hoạt động 24/24h. Các loại xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có sức chứa từ 35 chỗ trở lên (bao gồm cả người lái) được phép hoạt động ngoài giờ cao điểm; trừ xe ô tô có sức chứa dưới 35 chỗ được phép hoạt động 24/24h (các loại xe trên phải có phù hiệu, biển hiệu được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật);

8. Các loại xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải đi theo luồng tuyến và đón trả khách tại các điểm dừng, đỗ theo quy định của Thành phố được phép hoạt động 24/24h; xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách đi theo luồng tuyến quy định của Thành phố được phép hoạt động ngoài giờ cao điểm (các loại xe này phải có phù hiệu được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật).

Xe tải có tổng trọng tải từ 1.5T trở lên muốn hoạt động 24h/24h phải có giấy phép bưu chính.

Các trường hợp chạy theo khung giờ theo Giấy chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền:

Xe chở lương thực thực phầm có tổng tải trọng từ 2.5T đến 3.5T

-Cơ quan cấp: Công an thành phố Hà Nội

-Thời gian được phép hoạt động: 9-15h

-Thời gian cấp: 3 tháng một

– Hồ sơ yêu cầu:

  •  Đơn xin cấp
  •  Hợp đồng vận chuyển
  •  Đăng ký, đăng kiểm xe
  •  Đăng ký kinh doanh( nếu xe đứng tên công ty)

Xe chạy đêm từ 21h- 6h có tổng trọng tải từ 10T

– Cơ quan cấp: Sở giao thông vận tải Hà Nội

– Thời gian được phép hoạt động: 21h-6h

– Thời gian cấp: 3 tháng một

– Hồ sơ yêu cầu:

  •  Đơn xin cấp
  •  Hợp đồng vận chuyển
  •  Đăng ký, đăng kiểm xe
  •  Đăng ký kinh doanh( nếu xe đứng tên công ty)
Bo-giay-phep-vao-pho-cam

Bộ giấy phép vào phố cấm

Giay-phep-vao-duong-cam

Giấy phép vào đường cấm

Hãy đến với i-TRUCK VIET – Cộng Đồng Kết Nối Xe Tải Việt , sự ủng hộ và tin tưởng của bạn chính là nguồn động lực vô cùng to lớn để chúng tôi không ngừng hoàn thiện và phát triển. i-TRUCK VIET – Kết nối vì sự phát triển thịnh vượng!

i-Truck Viet

Tác giả: i-Truck Viet

Cộng Đồng Kết Nối Xe Tải Việt